Cùng AZ DESIGN cập nhập những điều cơ bản trong tiêu chuẩn thiết kế bếp khách sạn chất lượng, không chỉ mang tới giá trị cao cho khách hàng sử dụng dịch vụ mà việc bố trí các thiết kế hợp lý còn tiết kiệm đáng kể nhân công và tiền bạc cho chủ đầu tư.
1. Vị trí bếp khách sạn
Với một công trình có tính quy mô đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, sinh hoạt ngắn hạn hoặc dài hạn của nhiều đối tượng khách hàng như khách sạn thì thiết kế bếp chắc chắn là không gian được hoạt động mỗi ngày trong mọi khung thời gian theo nhu cầu ăn uống của khách hàng. Việc chọn lựa ra vị trí bếp thuận lợi không chỉ đáp ứng một cách nhanh chóng yêu cầu của khách hàng mà còn giúp khách sạn giảm bớt những chi phí phát sinh
Vị trí bếp quyết định giá trị dịch vụ nhà hàng của khách sạn
Thông thường vị trí bếp được đặt ở những không gian kín gió, với việc kết hợp các yếu tố về phong thủy như hướng sáng, gió…sao cho phù hợp nhất. Đặc biệt, thiết kế bếp khách sạn nên được đặt tiếp giáp với các khu vực như nhà hàng khách sạn tạo thuận lợi cho việc bưng bê đồ ăn của nhân viên phục vụ, cũng như rút ngắn quá trình đưa đồ ăn đến với khách hàng. Đảm bảo chất lượng đồ ăn tốt nhất.
Thiết kế bếp với vị trí kín gió nhưng đảm bảo tính thông thoáng
Ngoài ra, các chủ đầu tư cần lưu ý tránh đặt khu vực bếp gần khu vực vệ sinh cũng như khu vực phòng nghỉ của khách, hạn chế các thiết kế cửa sổ trực tiếp ở khu vực nấu nướng…
2. Không gian bếp khách sạn
Việc phân bố không gian bếp hợp lý trước hết tạo ra sự hài hòa trong hoạt động của các nhân viên trong bếp, chẳng hạn một thiết kế bếp với không gian rộng và thông thoáng, không những tạo ra không khí thoải mái cho các đầu bếp trong suốt quá trình làm việc mà còn giúp cho sự di chuyển của họ trở nên thuận tiện, dễ dàng hơn
Thiết kế bếp có hành lang rộng rãi giúp sự di chuyển của các đàu bếp dễ dàng hơn
Theo đó các thiết kế bếp khách sạn cần hướng tới không gian thông thoáng với việc đáp ứng một số tiêu chí về diện tích, sự sắp xếp các thiết kế nội thất, ánh sáng và yêu cầu về vệ sinh sạch sẽ, điều này không chỉ mang đến không gian thoải mái cho các hoạt động diễn ra bên trong khu vực này mà còn phải đáp ứng cả những nhu cầu thẩm mỹ cao
Không gian thiết kế bếp với sự sắp xếp gọn gàng
Một đặc điểm cần lưu ý trong thiết kế bếp khách sạn đó là sự phân bố không gian dành cho các khu vực chế biến rõ ràng như: khu sơ chế, khu gia công chế biến…nhờ nó mà nhà bếp khách sạn tạo ra sự nhịp nhàng cho quá trình hoạt động mà còn thể hiện được sự chuyên nghiệp nâng tầm giá trị khách sạn
Khu vực sơ chế trong thiết kế bếp khách sạn
3. Nội thất bếp khách sạn
Đáp ứng toàn bộ nhu cầu chế biến thức ăn, các thiết kế nội thất bếp cần đảm bảo đầy đủ và hợp lý về mặt công năng sử dụng với việc hướng đến chất lượng, độ bền nhằm phục vụ quá trình hoạt động không ngừng nghỉ mỗi ngày. Với các vật liệu công nghiệp thường được sử dụng như: inox, thép không rỉ, các vật liệu này thường có đặc điểm là thiết kế đơn giản, với độ bền cao và dễ lau chùi sau quá trình sử dụng, rất phù hợp với các thiết kế bếp khách sạn
Các thiết kế nội thất đảm bảo tính tiện nghi
Ngoài ra thiết bị bếp nhà hàng khách sạn còn cần được chú ý trên một số nội dung như hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống nước, khu vực kiểm tra vệ sinh chất lượng nguyên liệu… nhằm đảm bảo chất lượng không chỉ món ăn được tạo ra mà còn thể hiện giá trị của khách sạn chuyên nghiệp nhất
Ngoài đáp ứng công năng sử dụng thì các thiết kế nội thất bếp khách sạn cũng đề cao những yếu tố thẩm mỹ
Như vậy, ngoài bộ mặt thì thiết kế nội thất khách sạn cũng rất quan trọng, đặc biệt là thiết kế bếp khách sạn. Và nếu bạn đang có dự định kinh doanh ngành dịch vụ này thì đừng bỏ qua những lưu ý khi thiết kế bếp khách sạn mà AZ DESIGN đã chia sẻ trên đây nhé. Còn trong trường hợp chưa biết nên nhờ đến đơn vị thiết kế nội thất nào, đừng quên liên hệ với AZ DESIGN để nhận được những giải pháp thiết kế phù hợp với chi phí tiết kiệm nhất nhé.